Chữa bệnh thoái hóa cột sống không dùng thuốc – Bấm huyệt Lương Phú Tiềm

Bệnh lý cột sống là một trong những chứng bệnh được xếp vào hàng phổ biến nhất hiện nay.
Do những biểu hiện đau mỏi có thể dễ dàng được xử lý nhờ các phương pháp giảm đau như thuốc giảm đau cơ bản hay chỉ cần thoa dầu mà người bệnh thường có tâm lý chủ quan và không lường được sự nguy hiểm về sau mà bệnh thoái hóa cột sống cổ gây ra.

  • Các bệnh về cột sống không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng lại tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của họ, gây biến chứng nguy hiểm như:
  • Rối loạn cảm giác tứ chi, gây đau tim đột ngột, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật khu cổ, bại liệt một hay hai tay. Trong trường hợp bị thoái hóa cột sống nặng hơn bệnh nhân có thể đại tiểu tiện không tự chủ, biến dạng cột sống, thoát vị đĩa đệm, gù vẹo cột sống, teo cơ, bại liệt, mất khả năng vận động tự chủ.

Nội dung chính

Một số triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống:

  • Đau mỏi cổ sau gáy, bả vai: Đây là tình trạng thường thấy với những bệnh nhân lão hóa đốt sống cổ, cơn đau cấp tình thì đau buốt, nóng rát còn đau mãn tính thì âm ỉ, ê nhức.
  • Đau thắt lưng lan xuống hông, chân: Với những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì cơn đau sẽ có xu hướng lan sang các vị trí xung quan như chạy xuống hông và cẳng chân.
  • Co cứng cơ khi ngủ dậy hoặc vận động mạnh: Đại đa só bệnh nhân thoái hóa cột sống đều gặp phải tình trạng này, tần suất xuất hiện có thể nhiều lần trong ngày và trong tuần.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Tài liệu tham khảo về chứng bệnh này rất nhiều Lương Phú Tiềm chỉ giới thiệu một số điểm chính bên dưới:

  • Thói quen sinh hoạt: Gối đầu quá cao khi ngủ, ngồi sai tư thế, lao động, khuân vác nặng, tập luyện sai cách hoặc quá sức, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá,…
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống có thể do cơ thể thiếu canxi, magie, vitamin,… khiến cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo.
  • Chấn thương: Tai nạn, té ngã gây va đập mạnh đến cột sống nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị bệnh thoái hóa cột sống thường có trọng lượng cơ thể nặng làm tăng áp lực lên cột sống, khiến cột sống bị tổn thương và nhanh thoái hóa.
  • Bẩm sinh: Gù vẹo, gai cột sống,…

Thoái hóa cột sống ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh?

Thoái hoá cột sống có nguy hiểm hay không là thắc mắc của nhiều người. Các triệu chứng kể trên có thể diễn biến nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, căn bệnh này được đánh giá nguy hiểm với các biến chứng sau đây.

Cột sống bị biến dạng

Người bệnh thoái hoá cột sống mãn tính bị đau nhức dữ dội khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Điều này khiến cơ thể khó vận động hoặc gây thói quen lười vận động. Vì vậy mà cột sống bị cong vẹo, gù lưng theo thời gian. Biến chứng này khiến người bệnh tự ti về ngoại hình, việc sinh hoạt cũng gặp nhiều cản trở.

Liệt tạm thời hoặc bại liệt hoàn toàn

Điax đệm phình ra do thoái hoá có thể khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Các cơn đau lan xuống tứ chi khiến cơ bị co. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài làm người bệnh bị liệt tạm thời. Ở trường hợp nặng có thể phải đối mặt với việc mất khả năng đi lại.

Tức ngực

Thoái hoá cột sống gây ra các gai xương ở đốt sống. Các mỏm gai sắc nhọn này sẽ tác động đến cột sống cổ (C6, C7) khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức vùng ngực. Có trường hợp bệnh nhân sẽ đau 1 bên hoặc cả hai bên ngực. Dấu hiệu này khá giống với bệnh tim mạch. Do đó, việc nhầm lẫn và điều trị sai hoàn toàn có thể xảy ra.

Tăng giảm huyết áp đột ngột

Chứng thoái hóa xương cột sống có thể khiến huyết áp của người bệnh tăng giảm đột ngột. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp người bệnh đều bị tăng huyết áp. Đây là chỉ số ảnh hưởng rất lớn tới tim mạch và gây nguy cơ đột tử rất cao. Do đó, tăng huyết áp đột ngột là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất.

Chứng rối loạn tiền đình

Người bệnh thoái hoá cột sống cổ thường bị tắc nghẽn tuần hoàn máu và oxy lên não. Do đó, tiền đình bị rối loạn chức năng khiến cơ thể mất cân bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai kèm theo buồn nôn lặp đi lặp lại nhiều lần. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh khi tham gia giao thông, làm việc ngoài trời,…

Bệnh tim mạch

Theo các chuyên gia, cột sống cổ bị tổn thương, lệch khỏi vị trí ban đầu. Lúc này, cấu trúc bị thay đổi đã chèn ép các dây thần kinh gây ra đau tim, nhịp tim cũng vì vậy mà rối loạn. Ngoài ra, biến chứng này còn khiến người bệnh khó thở, ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

Thoái hóa cột sống điều trị như nào thì hiệu quả?

Thoái hoá cột sống là căn bệnh mãn tính với tốc độ tiến triển rất chậm. Do đó, việc điều trị tập trung vào làm giảm triệu chứng, ngăn biến chứng xảy ra chậm nhất có thể. Về cơ bản, điều trị căn bệnh này tốn rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần giữ tinh thần lạc quan, tích cực tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ mới có cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn.

Hiện nay, Y học đã tìm ra nhiều phương pháp chữa thoái hoá cột sống bằng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích sử dụng biện pháp phẫu thuật trừ trường hợp bất khả kháng. Bởi kỹ thuật này tiềm ẩn nhiều rủi ro và tốn kém nhiều chi phí. Do vậy, khi có dấu hiệu khởi phát, bạn hãy đến bệnh kiểm tra, chẩn đoán và có cách điều trị sớm nhất. Biện pháp an toàn và thích hợp cho người bệnh khả dĩ nhất là bấm huyệt không dùng thuốc.

Tham khảo phương pháp Bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa cột sống – Lương Phú Tiềm

Bấm huyệt chữa bệnh cột sống – Lương Phú Tiềm

Các biện pháp phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống

Để phòng ngừa tình trạng lão hóa cột sống được hiệu quả, bệnh nhân cần chú ý đển các vấn đề sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: Mọi người nên ăn nhiều các thực phẩm giàu Omega 3, giúp chống viêm, giảm đau nhức. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D, giúp cơ thể tổng hợp và hấp thụ canxi một cách dễ dàng. Ngoài ra, muốn phòng tránh thoái hóa cột sống cũng cần bổ sung thêm glucosamine, Chondroitin để tái tạo sụn khớp, kèm theo rau xanh và trái cây tươi. Tránh các loại thực phẩm nhiều giàu mỡ, omega 6, chất béo,…
  • Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi: Để chủ động phòng ngừa thoái hóa cột sống, mọi người nên ngủ đủ giấc, không nên căng thẳng – stress, không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến tư thế ngủ cũng như các vật dụng có “mối liên quan” đến cột sống như gối, giường nằm,…
  • Chế độ tập luyện: Việc hàng ngày thực hiện đều đặn các động tác, tư thế thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cột sống được vận động và kéo giãn một cách tự nhiên, từ đó phòng tránh thoái hóa cột sống từ xa. Lưu ý, không nên tập hoặc thực hiện các bài tập có tính chất dồn ép lực lớn lên cột sống hoặc các động tác gánh gồng quá sức.

Bài viết liên quan
Lương Phú Tiềm – Bấm huyệt điều trị đau mỏi cổ vai gáy – phần 1

Đau cổ vai gáy là hội chứng bệnh rất hay gặp trong thời gian gần đây. Bấm huyệt Lương Phú Read more

Bấm huyệt chữa bệnh vùng cột sống – Lương Phú Tiềm
bam-huyet-chua-benh-vung-cot-song-co

Bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống là một trong những phương pháp giảm đau và chữa bệnh an Read more

Bấm huyệt chữa bệnh không dùng thuốc – Lương Phú Tiềm

Kết quả có được từ bấm huyệt xoa bóp không dùng thuốc Hiệu quả đối với da Trực tiếp tác Read more

Lương Phú Tiềm – Bấm huyệt điều trị đau mỏi cổ vai gáy – phần 2

Bài viết được Bấm huyệt Lương Phú Tiềm sưu tầm và chia sẻ kinh nghiệm thực tế ứng dụng chữa Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *